Nha khoa Dencos Luxury

Bệnh nha chu có nguy hiểm không? – Đâu là biện pháp điều trị hiệu quả nhất?

Nha chu là bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Rất nhiều người lo lắng bệnh nha chu có nguy hiểm không vì những tác động không mong muốn mà nó mang đến cho hàm răng. Cùng tìm hiểu tình trạng này và có biện pháp điều trị hiệu quả thông qua những thông tin sau.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

BỆNH NHA CHU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng. Như tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ phát triển ổn định trong xương ổ răng, dây chằng và nướu. Tổ chức này giúp cho răng giữ chắc trong xương hàm. Bảo vệ răng trước các tác động bên ngoài và tác động của vi khuẩn. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm hoặc mang bệnh, răng sẽ không được bảo vệ tốt sẽ yếu đi và lây bệnh theo. Khi đó, nguy cơ cao nhất có thể xảy ra là dẫn tới mất răng.

Nguyên nhân bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu được xác định là vi khuẩn độc hại trong mảng bám vôi răng. Nếu bệnh nhân không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Mảng bám tích tụ trên nướu và chân răng gây kích thích nướu. Làm nướu viêm đỏ, thiếu săn chắc, sưng, chảy máu lúc chải răng, dùng tăm xỉa răng.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Cẩn trọng với hàm răng bị vấn đề nha chu gây hư hỏng

Bên cạnh đó, có những tác nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và làm bệnh nặng hơn. Như thói quen hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Trẻ đang mọc răng, chế độ dinh dưỡng…

Diễn biến bệnh nha chu

Bệnh nha chu diễn biến theo 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của nha chu viêm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ được khỏi hẳn, việc điều trị cũng không quá khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển thành viêm nha chu thì  lúc này mô liên kết giữa nướu và răng bị phá hủy, xuất hiện tủi mủ trên nướu. Vi khuẩn có hại tiếp tục làm tổn thương nướu khiến nướu dễ bị hoại tử, nguy cơ mất răng cao.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NHA CHU CẦN THẬN TRỌNG

Nghĩa là bạn đã mắc bệnhNếu bạn có những biểu hiện của bệnh nha chu cần được điều trị ngay.

Biểu hiện của bệnh nha chu

– Chảy máu khi đánh răng.

– Lợi (nướu) sưng đỏ.

– Lợi (nướu) có mủ.

– Tự chảy máu chân răng mà không vì kích thích nào.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh nha chu kéo theo nhiều dấu hiệu nghiêm trọng

– Cổ răng bị vôi hóa.

– Hơi thở hôi.

– Ăn nhai không bình thường.

– Răng lung lay hoặc thưa ra.

Việc xử lý nhanh chóng các hiện tượng gây bệnh nha chu cũng như có biện pháp ngăn chặn sự phát triện của bệnh lsy này là vô cùng cần thiết. Bởi theo các nghiên cứu nha khoa, nha chu viêm là nguy cơ gây ra những bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Các bệnh tim mạch, tiểu đường… có thể xảy ra với người bị nha chu

Bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải khi bị viêm nha chu

– Bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

– Bệnh đái tháo đường

– Nguy cơ nhiễm trùng huyết

– Nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân với phụ nữ mang thai.

– Khả năng mất răng, tiêu xương hàm cao. Hơn thế nữa, răng và xương là những bộ phận không có khả năng tự phục hồi nên việc khắc phục và phục hình lại khá phức tạp và tốn kém.

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Thông thường có 4 loại điều trị căn bản được áp dụng. Điều trị khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Điều trị không phẫu thuật có tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên trong bệnh nha chu, gồm 2 bước. Ở bước sơ khai, nha sĩ sẽ đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám. Cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các yếu tố đó bằng nhiều cách.

benh nha chu co nguy hiem khong

Các biện pháp nha khoa cho hàm răng thật sự khỏe mạnh

Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh nha chu

– Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật.

– Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.

– Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).

– Cố định răng (nếu răng lung lay).

– Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).

– Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng.

Lấy cao răng là một thủ thuật không nhất thiết do bác sĩ thực hiện. Được chỉ định cho tất cả mọi kế hoạch điều trị nha chu. Với những trường hợp viêm nướu, nó sẽ cho kết quả rất khả quan.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Lấy cao răng để chống lại bệnh nha chu dễ dàng nhất

Khi tự điều trị bằng kháng sinh và thấy hết đau chưa hẳn đã khỏi bệnh. Bệnh vẫn tồn tại và trở thành mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn cấp tính (tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng). Nếu bạn chỉ mới bị viêm nướu, tình trạng đó sẽ khiến bạn chuyển nhanh sang giai đoạn bệnh viêm nha chu. Nếu đã bị viêm nha chu thì bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, làm răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng là mất răng.

Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu, đảm bảo được sức khỏe răng miệng. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp chữa trị của bạn. Mọi vấn đề về nha chu cần thăm khám trực tiếp tại nha khoa và tuân theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc, bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Lưu

Đánh giá bài viết

Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY